Quan trắc lún công trình

Quan-trac-lun

Quan trắc lún công trình

Quan trắc lún công trình xây dựng là công tác đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng, thi công và sử dụng công trình.  Công tác này giúp tìm ra nguyên nhân gây lún, đánh giá mức độ nguy hiểm và từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Tuy nhiên không phải tất cả công trình xây dựng đều phải tiến hành quan trắc lún.

 

Quan-trac-lun

Quan trắc lún là gì?

Quan trắc lún công trình xây dựng là phương pháp cần thiết và quan trọng khi xử lý công trình xây dựng gặp sự cố lún nền, chuyển dịch quá giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và mức độ an toàn của người thi công hay người sử dụng.

Giá trị của quan trắc lún

Nhà đầu tư sẽ kiểm tra, xác định được giá trị lún (độ lún lệch, tốc độ lún trung bình của công trình) so với các giới hạn lún được tính toán trong thiết kế thi công xây dựng nhờ tiến hành công tác quan trắc lún . Ngoài ra, còn có thể đánh giá khả năng làm việc của nền móng công trình thời điểm hiện tại và mức độ hiện trạng sau khi đưa vào sử dụng. Thêm vào đó, ta cũng xác định được giá trị độ lún, độ chuyển dịch trung bình của công trình có nằm trong giới hạn cho phép đối với các loại công trình và các nền đất xây dựng khác nhau hay không.

Quan trắc lún được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Lập đề cương hoặc phương án kỹ thuật của công tác quan trắc lún công trình.

Trước khi tiến hành quan trắc lún công trình, việc lập ra một kế hoạch và các phương án thực hiện kế hoạch đó là điều tất yếu. Thông qua kế hoạch có sẵn, người thực hiện quan trắc lún cũng chủ động được công việc quan trắc của mình cần phải hoàn thành vào thời gian nào, điều chỉnh tiến độ ra sao cho phù hợp với kế hoạch.

Bước 2: Lựa chọn thiết kế cấu tạo các loại mốc chuẩn và mốc quan trắc. 

Xác định mốc chuẩn và mốc quan trắc lún căn cứ trên những quy định trong xây dựng là yếu tố bắt buộc trước khi tiến hành quá trình quan trắc lún.

Bước 3: Phân bố vị trí đặt mốc cơ sở mặt bằng và độ cao.

Cần tiến hành phân bổ những mốc cơ sở mặt bằng và độ cao với các mốc đo lún.

Bước 4: Gắn các mốc đo lún và đo chuyển dịch cho nhà và công trình.

Gắn cố định các mốc đo lún vào những vị trí đã đặt mốc trước đó để phục vụ cho công tác đo đạc.

Bước 5: Sử dụng máy đo các giá trị độ lún, độ chuyển dịch ngang và độ nghiêng.

Tất cả là những loại máy đo đạc chuyên dụng có độ chính xác cao để phục vụ cho công tác quan trắc lún công trình và được lập trình sẵn các chương trình ứng dụng đo đạc.

Bước 6: Tính toán xử lý số liệu và phân tích kết quả đo.

Sau khi tiến hành đo độ lún, người thực hiện đo sẽ lưu giữ lại những số liệu đo thực tế, sau đó tiến hành nhập số liệu, tính toán, phân tích kết quả đo để đưa ra những cảnh báo, dự báo, phương án thi công …hợp lý nhất để hạn chế được những rủi ro do lún gây ra.

Công trình nào cần thực hiện quan trắc lún?

Các công trình đang xây dựng thì gặp sự cố như:  mất an toàn, độ chịu lực của kết cấu nền móng công trình gặp sự cố có khả năng gây nguy hiểm ảnh hưởng đến độ an toàn của công trình và con người. Các công trình lớn có diện tích từ 300m2 trở lên, có khả năng tụ tập đông người từ cấp III như: rạp chiếu phim, nhà hát, trung tâm thương mại, nhà thi đấu…

Ngoài ra, đối với các công trình đang xây dựng như chung cư, căn hộ, khu dân cư,… khi phát hiện thấy vết nứt, công trình nghiêng bất thường cần phải thực hiện công tác xác định nguyên nhân gây lún chính xác và tiến hành ngay quan trắc lún, thí nghiệm vật liệu xây dựng ngay để đảm bảo an toàn, nhằm tránh tình trạng mất an toàn ảnh hưởng đến các công trình xung quanh và tính mạng của con người.

Để tìm hiểu thêm kiến thức về lĩnh vực trắc đạc – quan trắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn thêm.

Văn phòng đại diện Công Ty TNHH Anh Mỹ – Bình Thuận

📞Điện thoại hoặc Zalo: 0911572917(Mr. Nhân) – 0886327393 (Ms. Trinh)
✉️Email: mai.nhan808@gmail.com
🏢Địa chỉ: 157 Nguyễn Thị Minh Khai, khu phố 5, TT Liên Hương, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận